0222 390 3135  Lô CN 27.3, KCN Thuận Thành II, Phường An Bình, Thị Xã Thuận Thành, Tỉnh Bắc Ninh.

HƯỚNG DẪN LƯU TRỮ HÓA CHẤT NGUY HIỂM TRONG NHÀ KHO VÀ BỒN CHỨA

Mục đích của bài viết này là cung cấp các thông tin xác định các yếu tố rủi ro, nguy cơ tiềm ẩn liên quan đến việc lưu trữ hóa chất nguy hiểm tại nhà kho và bồn chứa.

Những hướng dẫn sau sẽ bao gồm lưu trữ an  toàn các hóa chất nguy hiểm như: chất độc, chất oxi hóa, chất dễ cháy nổ, hóa chất ăn mòn, chất phản ứng mãnh liệt với nước ( hình thành khí độc khi phản ứng với nước) và hóa chất nguy hại đến môi trường khác. Để phân loại  các loại hóa chất có tính chất như thế nào  cần dựa vào thông tin trên phiếu an toàn hóa chất SDS ( safety data sheet) .

1.     Quy cách đóng gói cho các loại hóa chất khác nhau trong kho chứa.

 Hóa chất được đóng gói trong những vật chứa với  kích thước và  các vật liệu khác nhau.

Dạng thể lỏng:  Các vật liệu thường  được sử dụng để chứa các hóa chất dạng lỏng thường là nhựa (plastic) hoặc kim loại (thép không gỉ, carbon ). Đặc tính quan trọng  của vật liệu là không phản ứng với hóa chất, kháng axits tốt, chống ăn mòn cao. Chúng có dung tích đa dạng  từ 20 lít đến 250 lít. Ngoài ra còn có các bồn chứa cỡ  vừa IBC ( intermediate bulk containers) thường được thiết kế với dung tích 1000 lít.

Dạng thể rắn: Đối với hóa chất ở thể rắn, dạng hạt, dạng bột sẽ được đóng gói trong các bao, túi có trong lượng từ 15kg đến 25kg và  cũng có thể được đóng gói một cách linh hoạt theo từng mẻ có khối lượng 1000 kg.

Dạng thể khí: Đối với thể khí được lưu trữ trong các bình áp suất. Bình này cũng được thiết kế đa dạng về kích thước, trọng lượng và áp suất khác nhau.

2.     Đánh giá rủi ro về các nguy cơ khi lưu trữ Hóa chất nguy hiểm.

 Nếu không được đánh giá  rủi ro một cách đầy đủ, các kho lưu trữ hóa chất nguy hiểm sẽ không thể xác định được hệ thống quản lý lưu trữ đạt chuẩn hoặc cũng có thể hệ thống quản lý chưa phù hợp ( Ví dụ như quản lý theo trình tự danh mục abc).

Sau đây là  ví dụ về một số yếu tố ảnh hưởng đến việc sự an toàn trong  quản lý, vận hành kho hóa chất :

1. Sắp xếp lưu trữ hóa chất chưa phù hợp, hàng hóa để trên các lối đi của xe nâng, xe tải, và lối dành cho lối đi lại …

2. Ngoài ra không có kế hoạch quản lý giao thông thích hợp cho lối đi lại , đường đi cho xe nâng, xe tải với vận tốc giới hạn cho phép.

3. Các lối thoát hiểm bị hàng hóa che khuất.

4. Hóa chất được lưu trữ trên các giá đỡ, pallet bị hư hỏng, hoặc không được đảm bảo an toàn.

5. Các giá kệ thiết kế không phù hợp, không chịu được trọng tải của hóa chất.

6. Không có dụng cụ, thiết bị ngăn chặn  ứng phó sự cố nhiễm độc, tràn hóa chất.

7. Người lái xe nâng, người lao động không được đào tạo đầy đủ về an toàn lao động khi vận chuyển hóa chất nguy hiểm.

8. Không có địa điểm phù hợp để thực hiện sang chiết hóa chất, ví dụ: San chiết từ bao bì lớn sang bao bì có kích thước nhỏ hơn để sản xuất, hoặc sử dụng trong phòng thí nghiệm.

9. Thùng chứa không được để ở vị trí an toàn, dễ nghiêng, rơi, đổ.

10.   Không có kế hoạch ứng phó, phòng ngừa sự cố hóa chất trong các trường hợp như: tràn, đổ, thoát khí độc, hoặc hỏa hoạn.

11.    Không phân loại hóa chất trước khi lưu trữ, chẳng hạn như các axit (vô cơ và hữu cơ, chất oxi hóa mạnh…). Tất cả lưu trữ cùng nhau sẽ rất nguy hiểm.

Các vấn đề này cần được giải quyết bằng cách thiết kế, sắp xếp một hệ thống quản lý tồn kho phù hợp, trong đó tối thiểu là cần một danh sách tồn kho điều này sẽ hỗ trợ việc giám sát quá trình lưu trữ, bảo quản hóa chất một cách thường xuyên.

Ngoài ra việc kiểm tra, khảo sát trực tiếp thường xuyên bằng mắt đối với các thùng chứa hóa chất có thể xác định được hàng hóa có bị hư hại, rò rỉ hay mất nhãn hay không.

Các phiếu kiểm soát an toàn hóa chất MSDS (SDS) phải luôn luôn đi kèm và có sẵn cho tất cả các hóa chất nguy hiểm khi lưu trữ. Chúng được dùng để tham khảo, hướng dẫn các vấn đề liên quan đến bảo quản, vận chuyển, các hóa chất không tương thích, cách ứng phó khi có sự cố xảy ra.

Các hóa chất nguy hiểm phải được dán nhãn chính xác để chỉ ra các mối nguy hiểm tiềm ẩn.

3. Phân tách vị trí các loại hóa chất cần lưu trữ

Các hóa chất không tương thích cần được phân tách ra khỏi các  loại hóa chất nguy hiểm  không tương thích khác. Những chất có tính chất giống nhau, tương tự nhau sẽ được lưu trữ cùng khu vực và tách biệt khỏi các nhóm hóa chất nguy hiểm khác.

Phân loại hóa chất đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu các tai nạn hóa chất do nguy cơ phản ứng của các chất không tương thích trong quá trình lưu trữ hóa chất. Tai nạn có thể xảy ra khi vật chứa bị rách, bị rò rỉ tại khu vực lưu trữ. Khi thực hiện phân loại hóa chất cần theo nhóm nguy hiểm, việc quan trọng nhất là xác định đúng các tính chất nguy hiểm của của hóa chất đó. Thông tin này được lấy từ phiếu an toàn hóa chất MSDS (SDS) được cung cấp bởi nhà cung cấp.

Một số hóa chất có nhiều đặc tính nguy hiểm khác nhau thì việc quyết định khu vực lưu trữ phù hợp cho các loại hóa chất này là điều quan trọng nhất. Các yếu tố cân nhắc về khu vực lưu trữ của các hóa chất này cần dựa trên đánh giá về  tính chất nguy hiểm của loại hóa chất và tính toán về hậu quả trong trường hợp nếu có sự cố xảy ra trong khu vực lưu trữ. Ví dụ như nếu một hóa chất có cả hai tính chất là dễ cháy và có tính ăn mòn thì hóa chất này nên được lưu trữ tại khu vực nhóm hóa chất dễ cháy. Tuy nhiên xét trong trường hợp khác, một hóa chất có cả 2 tính chất dễ cháy, và độc thì cần phải cân nhắc có yếu tố khác trước khi lựa chọn khu vực lưu trữ, các yếu tố phải kể đến như là: tính chất vật lý của chất đó, và khối lượng cần lưu trữ là bao nhiêu. Nếu hóa chất có nguy cơ thải ra khí độc hoặc bay hơi khi cháy thì các hóa chất này cần được lưu trữ ở khu vực riêng biệt  cách xa các nhóm hóa chất dễ cháy khác. Chắc chắn sẽ có nhiều trường hợp các hóa chất có các tính chất nguy hiểm không phù hợp với các loại nhóm hóa chất khác tuy nhiên việc tính toán , tiên liệu trước các rủi ro nguy hiểm, hậu quả khi xảy ra tai nạn sẽ giúp chúng ta xác định được khu vực lưu trữ phù hợp.

4.     Các vấn đề về lưu trữ thường gặp

Khi sang chiết hóa chất từ bồn chứa lớn hơn sang vật chứa có kích thước nhỏ hơn ( vd: từ phuy 200L sang bình chứa 20L), người sử dụng phải chắc chắn chắn các thông tin nguy hiểm liên quan tới hóa chất này cũng sẽ phải được cung cấp thông qua việc dán nhãn, hình đồ cảnh báo…

Đối với các vấn đề lưu trữ các bình khí cần được lưu trữ an toàn tại một nơi khô ráo và bằng phẳng, được cung cấp hệ thống thông gió hoặc một khu chuyên biệt để đủ điều kiện an toàn để lưu trữ.  Bình chứa khí nên được  bảo vệ khỏi các nguồn nhiệt bên ngoài và cần tránh sự ảnh hưởng của các phương tiện vận chuyển. Các hóa chất dạng khí cần lưu trữ tại khu vực tránh xa các các vật liệu dễ cháy bởi vì nguy cơ dễ đến cháy nổ là rất lớn.

Để đối phó với các sự cố tràn hóa chất tại khu vực lưu trữ cần được xây dựng kế hoạch ngay từ khâu thiết kế nhà xưởng về phương án phòng ngừa như xây đê bao tại khu vực lưu trữ.

 

Hệ thống giá kệ cũng là một yếu tố cần được lưu tâm. Gia kệ cần được thiết kế đảm bảo có khả năng chịu được tải trọng phù hợp. Các hư hỏng hệ thống giá kệ có thể xảy ra do sự ảnh hưởng của xe nâng cần được sửa chữa, gia cố hoặc thay thế ngay lập tức. Vì sự cố đổ, sập kệ sẽ rất dễ xảy ra trong trường hợp này.

Liên hệ

Công ty TNHH HÓA CHẤT TK
Đại diện: Ông Kimotsuki Yoshihito - Chức vụ: Giám đốc.
Địa chỉ: Lô CN 27.3, KCN Thuận Thành II, Phường An Bình, Thị Xã Thuận Thành, Tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam.
Điên thoại: (+84) 222 390 3135.
Mã số thuê: 0106529587.
 
Người phụ trách tiếng Nhật: 
Ông Kimotsuki Yoshihito.
Di động: +84 936 463 908.
 
Người phụ trách tiếng Việt:
Ông Nguyễn Trọng Hà.
Di động: +84 384 661 130.
 
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh : CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
Quyết định thành lập : Số 0501/2019/QĐ-TK
Mã số thuế doanh nghiệp : 0106529587
Ngày cấp : 23/09/2019
Nơi cấp : Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tỉnh Bắc Ninh
 
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp số 171/GCN-SCT do Sở Công thương tỉnh Bắc Ninh cấp ngày 19 tháng 09 năm 2019
 
 
Bo Cong Thuong

Bản đồ